Viêm âm hộ ngoài là gì, có chữa tại nhà được không?
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

Nơi công tác
Chuyên phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình- Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc Ninh
Ngày viết : 10/01/2019
Mục lục
Nhiều chị em dù mắc bệnh nhưng do không hiểu viêm âm hộ ngoài là gì nên thường nhầm lẫn với viêm âm đạo. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu và nhận biết được căn bệnh này.
Viêm âm hộ ngoài là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khá phổ biến. Bất cứ nữ giới nào cũng có thể bị viêm âm hộ ngoài. Bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn xâm nhập và gây ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ chị em nào cũng hiểu được tường tận về căn bệnh này. Vậy viêm âm hộ ngoài là gì? Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho mình những kiến thức về bệnh viêm âm hộ ngoài. Qua đó giúp các chị em tránh được những tổn thương do bệnh gây ra.
VIÊM ÂM HỘ NGOÀI LÀ GÌ
Âm hộ là cửa ngoài của âm đạo hay còn được gọi là cửa mình. Nó có chức năng bảo vệ âm đạo khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm gây hại từ bên ngoài. Âm hộ ngoài là nơi tiếp xúc với bên ngoài và gần kề với hậu môn. Bởi có vị trí như vậy nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn thường rất cao.
Viêm âm hộ ngoài là gì
Viêm âm hộ ngoài là gì?
Viêm âm hộ ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp da và niêm mạc âm hộ. Chủ yếu là do các loại nấm, kí sinh trùng, trùng roi, khuẩn lậu…xâm nhập gây viêm nhiễm. Bệnh có các triệu chứng như: Đau rát, ngứa ngáy, nổi mụn, lở loét ở bộ phận sinh dục.
Tình trạng viêm nhiễm này nếu không có biện pháp xử lý kịp thời các tác nhân gây bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang những bộ phận xung quanh. Khiến các chị em có thể bị mắc các bệnh như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung… Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục. Thậm chí đe dọa đến khả năng sinh sản sau này của chị em.
Các giai đoạn của viêm âm hộ ngoài
Viêm âm hộ ngoài được chia làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính:
- Viêm âm hộ ngoài cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này nữ giới sẽ thấy một số triệu chứng như cửa mình, môi lớn, môi bé bị sưng tấy, xung huyết. Sau một thời gian sẽ xuất hiện các mụn nước, bị vỡ sẽ gây tình trạng lở loét. Nữ giới sẽ bị đau xót nhất là khi tiểu tiện.
- Viêm âm hộ ngoài mãn tính: Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này phần lớn đều giống với giai đoạn cấp tính. Những cơn ngứa ngáy có thể rầm rộ hơn hoặc sẽ diễn biến âm thầm nên các chị em dễ lầm tưởng là mình đã khỏi. Khi bạn chần chừ không khám chữa sẽ khiến cho thời gian ủ bệnh kéo dài. Từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Viêm nhiễm âm hộ ngoài không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nữ giới. Nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế mà nữ giới tuyệt đối không được chủ quan. Hãy thăm khám và điều trị sớm khi thấy hoặc nghi ngờ mình có những dấu hiệu của viêm âm hộ ngoài.
VIÊM ÂM HỘ NGOÀI CHỮA TẠI NHÀ CÓ KHỎI KHÔNG
Viêm âm hộ ngoài chữa tại nhà được không
Nấm candida, trùng roi, vi khuẩn chlamydia…xâm nhập vào “vùng kín” và gây tình trạng viêm nhiễm âm hộ. Đây đều là những loại vi khuẩn nguy hiểm. Chúng có sức sống mạnh mẽ, sinh sôi và phát triển rất nhanh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em.
Việc bạn tự điều trị bệnh ở nhà bằng những phương pháp như: Xông, rửa bằng lá trầu không, lá trà xanh. Hoặc rửa bằng nước muối ấm tuy có thể làm giảm các triệu chứng nhưng không điều trị được bệnh triệt để. Hơn nữa tự ý mua và sử dụng thuốc còn có thể khiến bệnh thêm nặng. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm ở nhiều vùng khác trên cơ thể. Thậm chí dẫn đến nhờn thuốc khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đọc đã hiểu rõ viêm âm hộ ngoài là gì. Qua đó biết cách xử lí khi chẳng may bị bệnh. Chị em không nên tự ý điều trị viêm âm hộ ngoài tại nhà. Bởi điều này không chỉ khiến cho bệnh không khỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho bệnh nặng và khó chữa hơn. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Có như vậy mới tiêu diệt được triệt để vi khuẩn. Đồng thời tránh tình trạng tái phát xảy ra.
