Những biểu hiện của kinh nguyệt không đều chị em cần biết
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

Nơi công tác
Chuyên phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình- Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc Ninh
Ngày viết : 16/01/2019
Mục lục
Kinh nguyệt không đều được xem là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “vùng kín” của nữ giới đang gặp rắc rối. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng có thể khiến nữ giới phải đối mặt với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Chính vì vậy mà việc phát hiện bệnh sớm và chủ động điều trị kịp thời là điều cần thiết. Vậy những biểu hiện của kinh nguyệt không đều như thế nào?
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Kinh nguyệt không đều là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài dao động từ 28 – 30 ngày, có thể sớm hoặc muộn từ 3 – 5 ngày vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu như kỳ kinh của bạn là không tuân theo đúng chu kỳ trong vòng 3 tháng liên tục điều đó chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, lượng máu kinh có thể quá nhiều hoặc quá ít, màu máu đen sẫm, đỏ nâu hoặc bị vón cục.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Những biểu hiện của kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này không quá khó để nhận biết. Chị em chỉ cần chú ý quan sát một số thay đổi trên cơ thể bạn có thể dễ nhận biết được bệnh. Dưới đây là những biểu hiện của kinh nguyệt không đều mà chị em có thể tham khảo để nhận biết bệnh dễ hơn:
♦ Đau bụng kinh:
- Đây là dấu hiệu điển hình khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt. Nữ giới sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới.
- Nguyên nhân là do sự co bóp của cổ tử cung khi đẩy máu kinh ra ngoài. Hoặc là do bị mắc một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang…
♦ Đau nhức đầu:
- Mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” nữ giới gặp triệu chứng đau nửa đầu. Nguyên nhân là do ức chế thần kinh hoặc do rối loạn nội tiết tố.
- Thông thường sẽ xuất hiện khoang 1 – 2 ngày trước khi hành kinh hoặc diễn ra vào cuối chu kỳ. Ngoài đau đầu còn kèm theo dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
♦ Xuất hiện mụn trứng cá:
- Kinh nguyệt không đều khiến nội tiết tố và nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi. Do đó khiến da nhờn hơn, xuất hiện mụn trứng cả ở mặt, lưng, ngực.
- Đặc biệt, nếu nữ giới ăn đồ cay nóng, đồ ngọt trong thời điểm này sẽ khiến mụn mọc lên nhiều hơn.
♦ Dễ nổi nóng, cáu giận:
- Sự thay đổi nội tiết tố, cùng các triệu chứng như đau bụng, đau đầu…sẽ khiến cho nữ giới dễ dàng nổi giận, bực tức vô cớ.
- Để khắc phục tình trạng này nữ giới nên tạo tâm lý thoải mái, tránh bị áp lực. Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, tham gia các buổi ngoại khóa nhằm ổn định lại tâm lý.
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính vì vậy nên khi gặp tình trạng này các chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
BÍ QUYẾT PHÒNG TRÁNH KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là nguyên nhân khiến nữ giới khó có thể mang thai. Thậm chí nhiều người còn mất đi quyền làm mẹ. Do đó, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh là điều cần thiết chị em nên làm:
- Chú ý vấn đề vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu; sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa nhẹ để tránh làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết, nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt, đồ ăn cay nóng. Hạn chế đồ chế biến sẵn, hay các thức uống kích thích như bia, rượu caffee…
- Thiết lập chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya. Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress kéo dài khiến cho nội tiết tố bị mất cân bằng. Bởi đây cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh bị rối loạn.
- Tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn như yoga, bơi lội, đi bộ…. Để có một vóc dáng thon gọn, phòng tránh được nhiều bệnh tật.
Đặc biệt, nữ giới nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Để kiểm tra tình hình sức khỏe, phát hiện được những bất thường xuất hiện ở “vùng kín”. Từ đó, mới có biện pháp xử lý đúng đắn trước khi chúng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
